Nhật Bản thu hút nhiều lao động nước ngoài với chính sách nhập cư

“Đối mặt thực trạng dân số sụt giảm, chính phủ đang thay đổi lập trường và bắt đầu hướng đến một chính sách nhập cư thực sự” – cựu Giám đốc Sở Di trú Tokyo Hidenori Sakanaka nhận định.

Nhật Bản với chính sách thu hút lao động nước ngoài -1
Thủ tướng Shinzo Abe với chính sách giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động tại Nhật bản

I. Tình trạng thiếu hụt lao động và giải pháp từ Nhật Bản

Nhu cầu về lao động đang ở mức cao nhất trong 24 năm qua, được gia tăng bởi đất nước cần tái thiết sau thảm họa động đất, sóng thần năm 2011 và hoạt động xây dựng để chuẩn bị cho Thế vận hội năm 2020… Điều này giúp số lượng xuất khẩu lao động sang Nhật Bản làm việc tăng 40% kể từ năm 2013. Tuy nhiên, những quy định ngặt nghèo về thị thực khiến số lao động nước ngoài chỉ mới chiếm 1,4% lực lượng lao động ở Nhật Bản.

Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho tình trạng thiếu hụt lao động ngày một tăng cao, chính phủ Nhật Bản đang thăm dò những bước đi mới nhằm thu hút thêm nhiều lao động nước ngoài dù tìm cách tránh gọi đó là “chính sách nhập cư”.

Nhập cư là chủ đề nhạy cảm ở Nhật Bản, nơi phe bảo thủ coi trọng tính thuần nhất văn hóa trong lúc chính khách sợ mất phiếu từ những cử tri sợ mất việc làm về tay người lao động nước ngoài. “Dư luận trong nước rất dị ứng với vấn đề nhập cư. Bất kỳ chính trị gia nào cũng biết rõ điều này” – ông Takeshi Noda, cố vấn của Ủy ban Đặc biệt về lao động nước ngoài, nói.

Không giống như ở Mỹ, nơi tỉ phú Donald Trump lấy chuyện nhập cư làm vấn đề bầu cử, Nhật Bản hầu như không nói nhiều về chuyện này. Tuy nhiên, chính điều này khiến sự đa dạng văn hóa, sắc tộc dường như trở thành mối đe dọa lớn ở Nhật Bản; dù Tokyo không đối mặt cuộc khủng hoảng nhập cư đang khiến châu Âu khổ sở, tranh cãi tại những khu vực khác ít nhiều tác động đến suy nghĩ của người Nhật về vấn đề này. Các nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền đưa ra các đề xuất về nhập cư cách đây gần 10 năm nhưng tất cả đều bị gạt bỏ. Kể từ đó, tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng giữa lúc dân số đang lão hóa nhanh chóng.

II. Nhật Bản mở rộng cửa cho lao động nước ngoài

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 18/5/2016 đặt ra kế hoạch thu hút 1,17 triệu người cho thị trường lao động trong nước vào năm tài chính 2020 (bắt đầu từ tháng 4/2020), theo Bloomberg.

Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra dự thảo về kế hoạch lao động mới nhằm giải quyết tình trạng lão hóa trong lực lượng lao động, trong đó bao gồm tăng số lượng phụ nữ và người lớn tuổi. Từ lúc ông Shinzo Abe nắm quyền vào đầu năm 2013, tỷ lệ nữ lao động ở Nhật đã tăng lên mức 50% từ 47% trước đó.

Chương trình này sẽ đi kèm các chính sách tăng mức lương tối thiểu cũng như cung cấp các dịch vụ chăm sóc nhiều hơn cho trẻ em và người già, nhằm “thúc đẩy sự tham gia năng động của toàn dân”.

Cho đến giờ, các biện pháp thu hút lao động nước ngoài tập trung vào việc nới lỏng điều kiện nhập cư cho người lao động có tay nghề cao cũng như mở rộng hệ thống “thực tập sinh” được thiết kế để chia sẻ công nghệ với các nước đang phát triển. Giờ đây, LDP muốn đi xa hơn khi đề xuất tiếp nhận lao động nước ngoài trong những lĩnh vực đang thiếu hụt nhân lực, như nông nghiệp, điều dưỡng…, trong lúc để ngỏ khả năng cho phép những người này xin cư trú lâu dài.

Dù LDP nhấn mạnh đề xuất của họ không nên bị hiểu nhầm là “chính sách nhập cư” nhưng một số chuyên gia nhận định một bước đi như thế chỉ còn là vấn đề thời gian. “Đối mặt thực trạng dân số sụt giảm, chính phủ đang thay đổi lập trường và bắt đầu hướng đến một chính sách nhập cư thực sự” – cựu Giám đốc Sở Di trú Tokyo Hidenori Sakanaka nhận định.

Mục tiêu sắp tới của Chính phủ Abe là ngăn chặn khả năng tổng dân số rơi xuống dưới mức 100 triệu người. Hiện nay, Nhật Bản có 127 triệu người và lực lượng lao động đang ở mức ổn định, khoảng 65 triệu người, nhưng nếu không có chính sách thay đổi, nhiều khả năng tới năm 2060, lực lượng này sẽ giảm đến 40%, theo một dự báo từ chính phủ.

III. Lời kết

Với chính sách thu hút lao động từ nước ngoài, Nhật Bản sẽ giải quyết được những khó khăn trước mắt về sự thiếu hụt lao động, sự già hóa dân số, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp… Nhật Bản cũng là thị trường lao động tiềm năng mà người lao động Việt đăng ký tham gia ứng tuyển rất đông

GỌI NGAY