Ngày 13/05/2023, công ty và trung tâm đào tạo tổ chức cho các bạn học viên trải nghiệm ngày hội giao lưu văn hóa Nhật Bản.
Lãnh đạo công ty chụp ảnh lưu niệm cùng toàn thể thầy cô giáo và học viên
Như chúng ta đã biết Nhật Bản có nền văn hóa tồn tại qua hàng ngàn năm, thấm nhuần trong dòng máu của những người dân nơi đây. Một số nét văn hóa đã trở thành truyền thống và thói quen của người Nhật trong đời sống, học tập và làm việc của họ. Một trong số đó là nghệ thuật thư pháp.
Shodō (書道 – “thư đạo”), hay nói một cách đơn giản là nghệ thuật viết chữ đẹp, nghệ thuật thư pháp là một trong những hình thức nghệ thuật nổi tiếng ở Nhật Bản, được rất nhiều người Nhật tham gia và theo đuổi, vì thế mà đây chính là một trong những bộ môn nghệ thuật được đánh giá cao nhất ở “xứ sở hoa anh đào”.
Để tạo nên một thư pháp hoàn chỉnh, người Nhật sử dụng 7 dụng cụ cơ bản, bao gồm: Giấy Nhật (Washi): được làm từ các sợi bên trong vỏ cây gampi, cây bụi misumata hoặc cây dâu giấy (kozo). Washi thường được làm thủ công, ngay cả trong thời hiện đại, với những kỹ thuật được truyền lại qua hơn 1.000 năm. Bút lông/Cọ (Fudé): dùng để viết, với nhiều hình dạng và kích cỡ, thường được làm từ lông động vật. Phổ biến nhất là lông dê, cừu, bờm ngựa,… Cán bút được làm từ gỗ, tre, ngày nay có thể làm từ nhựa hay các vật liệu khác. Thỏi mực (Sumi): Thỏi mực càng lâu năm thì càng tốt. Những thỏi mức tốt nhất là những thỏi khoàng 50-100 tuổi. Nghiên mực (Suzuri): để mài mực (mài thỏi mực với nước). Lót giấy (Shitajiki): dùng để đặt dưới giấy để tránh mực bị thấm ra ngoài. Chặn giấy (Bunchin): cố định giấy trên mặt phẳng. Ấn (chiện): nghệ thuật khắc ấn được gọi là Tenkoku. Các học viên được khuyến khích tự khắc ấn riêng. Vị trí của dấu chiện này tùy thuộc vào quan niệm thẩm mỹ.
Thư pháp Nhật Bản có 3 phong cách viết chính gồm: Kaisho, có nghĩa là “viết thư pháp kiểu vuông”, là kiểu viết nhập môn của thư pháp, người mới bắt đầu học đều phải ngày ngày luyện viết kiểu chữ này. Kiểu chữ này rất tốt trong việc tạo nền tảng cho học viên sử dụng bút lông để viết chữ thư pháp. Trong phong cách Kaisho, mỗi nét chữ được viết ra đều thể hiện được sự cẩn thận và rõ ràng, tạo được kiểu thư pháp theo lối chữ in mà chúng ta có thể nhìn thấy trên các tờ báo. Gyousho có nghĩa là là “viết thư pháp kiểu nhanh” muốn nói đến phong cách viết nửa chữ thảo trong thư pháp Nhật Bản, cách viết mà hầu hết mọi người hay sử dụng nhiều trong ghi chú. Không giống với cách viết chữ thảo trong tiếng Hoa, trong phong cách Gyousho, những nét chữ được viết rời rạc theo phong cách Kaisho được kết hợp với nhau, tạo thành phong cách viết trôi chảy và lưu loát hơn. Chữ viết theo kiểu này thường phổ thông và dễ đọc đối với đại đa số tầng lớp tri thức ở Nhật Bản. Sousho là “kiểu thư pháp nhiều nét”, đề cập đến phong cách viết chữ thảo trôi chảy trong thư pháp Nhật Bản. Với cách viết này, người đọc rất khó đọc vì các nhà thư pháp hiếm khi cho phép bút lông của mình rời khỏi giấy, để có được nét chữ thanh nhã và nhanh hơn. Chỉ duy nhất những người nào học viết kiểu thư pháp này mới có thể dễ dàng đọc được nguyên bản thể thư của nó.
Bên cạnh đó, Lễ hội hoa Anh Đào là 1 lễ hội truyền thống của Nhật Bản. Lễ hội diễn ra từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4. Đây cũng là dịp để mọi người được vui chơi, tổ chức những buổi tiệc cùng uống rượu, ca hát và chụp ảnh dưới những tán hoa Anh Đào đẹp tuyệt vời. Lễ hội ngắm hoa Anh Đào vào mùa xuân – còn gọi là Hanami – là cả 1 nghệ thuật hưởng thụ cuộc sống khi con người hòa vào vẻ đẹp của thiên nhiên.
Trong lễ hội, mọi người tụ tập dưới những cây hoa Anh Đào nở rộ , tổ chức những bữa tiệc ngoài trời, ăn uống, trò chuyện , cùng nhau ca hát cả ngày lẫn đêm. Những người dân Nhật Bản thường chuẩn bị những món ăn truyền thống của đất nước mình như Sushi , cơm hộp Bêntộ và 1 loại rượu thường uống trong lúc ngắm hoa được gọi là Ha Na Mi Za Kê. Trang Phục đươc diện trong lễ hội ngắm hoa anh đào là Kimono và Yukata.
Thưởng trà cũng là 1 nét văn hóa độc đáo và đặc trưng của người Nhật Bản. Tất nhiên đây sẽ là 1 buổi picnic cực kì thú vị ngắn ngày cùng bạn bè và gia đình. Chắc chắn đây sẽ là 1 trải nghiệm khó có thể quên được . Ngoài ra, du khách có thể lựa chọn theo hình thức di chuyển trong ngày hoặc ở lại qua đêm để tận hưởng trọn vẹn không khí nơi đây.
Cuối cùng là thưởng thức món ăn đặc trưng của Nhật Bản. Khi du khách đến với lễ hội hoa Anh Đào Nhật Bản còn được khám phá văn hóa ẩm thực đặc sắc nơi đây. Những món ăn không thể thiếu trong lễ hội như: Cơm bêntộ được tạo hình đẹp mắt, bánh SAKURA mochi mềm dẻo ngọt ngào, các loại sushi truyền thống, mì lạnh hoa Anh Đào, rượu sake đặc sản,… thưởng thức các món ăn đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản chắc chắn sẽ là trải nghiệm tuyệt vời cho chuyến du xuân.
Một số hình ảnh của các bạn học viên